Chàm

Bệnh chàm là một bệnh rất phổ biến, chiếm khoảng 10% dân số, là hiện tượng viêm lông ở da thường gặp.

 

Bệnh chàm là một bệnh rất phổ biến, chiếm khoảng 10% dân số, là hiện tượng viêm lông ở da thường gặp. Triệu chứng đầu tiên và nhẹ nhất là da đỏ và sưng nề kèm theo ngứa dữ dội. Những triệu chứng này có thể tiến triển tạo thành mụn nước. Các mụn nước sẽ vỡ ra, rỉ dịch, đóng vảy, sau đó tróc vảy rồi lành.

Trường hợp bệnh kéo dài, da vùng bệnh trở nên dày, nếp nhăn da hằn rõ, da sậm màu hơn (có khi lại nhạt màu hơn), trên mặt da có nhiều vết trầy xước do ngứa gãi, gọi là lằn cổ trâu.

Có rất nhiều yếu tố gây bệnh, chúng có thể đơn độc hay phối hợp với nhau gây bệnh.

 

NGUYÊN NHÂN

Nói chung chàm là một phản ứng dị ứng và cần phải có 2 yếu tố:

  • Trên một cơ địa dị ứng.
  • Chất gây dị ứng.

Về cơ địa dị ứng:

50-70% bệnh nhân bị bệnh chàm có cha, mẹ hoặc ông, bà đã bị chàm, hen, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, đồng thời khoảng 50% con cái của họ cũng bị chàm thể tạng vì tạng dị ứng có khuynh hướng di truyền. Những rối loạn chức năng của một số nội tạng như gan, mật, nội tiết, thiếu vitamin, thần kinh, tâm lý, … đưa đến thay đổi nội môi trường, làm bệnh nhân bị chàm.

Về chất gây dị ứng:

Có thể do hít vào, bị chiếu vào hoặc đắp, dán trực tiếp trên da hay có thể do ăn, uống, tiêm chích, cấy vào da.

Nói chung chất gây dị ứng có thể là yếu tố hóa học, vật lý hoặc sinh học (như vi trùng, vi nấm, …)

 

VỊ TRÍ GÂY BỆNH

Bất cứ nơi nào trên cơ thể đều có thể bị chàm, thường gặp là: da đầu, mặt, bàn tay, bàn chân, bìu, âm hộ, thân mình.

Niêm mạc (lưỡi, khoang miệng, lỗ mũi, lỗ tiểu, …) không bao giờ bị chàm.

Bán niêm mạc (môi, quy đầu, …) có thể bị chàm.

 

TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH

Trường hợp thuận lợi, bệnh chàm sẽ khỏi trong vòng vài ngày hay vài tuần.

Trường hợp không thuận lợi, bệnh hay tái phát (tại chỗ hay lan rộng) đưa đến biến chứng đỏ da toàn thân.

Bệnh chàm có thể bị bội nhiễm gây mụn mủ, nóng sốt, nổi hạch. Trường hợp nặng có thể bị viêm cầu thận cấp.

Nếu điều trị đúng cách, bệnh sẽ mau khỏi. Ngược lại, dùng thuốc không đúng có thể làm bệnh lan rộng thêm (do dị ứng với thuốc bôi, thuốc uống).

 

PHÂN LOẠI BỆNH CHÀM

Có nhiều cách phân loại:

Theo tiến triển

  • Chàm cấp: Da đỏ, sưng phù, nổi mụn nước, rỉ nước.
  • Chàm bán cấp: Rịn nước, đóng vảy, tróc vảy.
  • Chàm mạn tính: Da dầy, sậm màu.

Trên thực tế, ba giai đoạn cấp, bán cấp, mạn tính không phải luôn luôn rõ ràng, chúng có thể xen kẽ nhau. Trên nền mạn tính da dầy, sậm màu có thể có mụn nước, rỉ nước, đóng vảy, tróc vảy của cấp và bán cấp.

Theo thể bệnh

  • Chàm có nguồn gốc từ bên ngoài: Chàm tiếp xúc.
  • Chàm có nguồn gốc từ bên trong: Chàm thể tạng, tổ đỉa, chàm bã nhờn (chàm tiết bã), chàm dạng đồng tiền.

Theo hình thể

  • Chàm dạng nấm: Thương tổn khu trú ở chân, màu đỏ sẫm, trên có mụn nước lấm tấm.
  • Chàm dạng viêm quầng: Thương tổn khu trú ở mặt, mi mắt.
  • Chàm sừng: Thương tổn khu trú ở lòng bàn tay chân, vảy dày trắng nứt nẻ, sưng đau, dưới vảy có mụn nước.
  • Chàm thể đồng xu: Hình tròn hoặc bầu dục, màu đỏ hồng, trên có mụn nước, vảy tiết, khỏi dần từ chính giữa, khu trú ở tay chân.

Theo nguyên nhân

  • Chàm vi khuẩn: Viêm nhiễm do vi khuẩn ở đâu đó trên cơ thể như viêm răng, hàm, mặt, tai, mũi họng, viêm đường tiêu hóa hoặc một số cơ quan khác. Tổn thương nhiều mụn nước, dễ lan tràn đi nơi khác, sưng đỏ, chảy nước, ngứa dữ dội.
  • Chàm trẻ em: Do cơ địa, nội tiết, rối loạn chuyển hóa nước, một số bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng một số chất, thần kinh, ….
  • Thường gặp ở trẻ em trên 2 tháng tuổi, thường tới 3 tuổi sẽ tự khỏi, cá biệt sẽ dai dẳng tới khi lớn tuổi. Thương tổn cơ bản là những mụn nước khu trú hai bên má và trán, trừ mũi và miện tạo thành hình móng ngựa, giới hạn rõ rệt, đôi khi lan lên đầu, ngứa dữ dội, tiến triển qua 5 giai đoạn như chàm nói chung, bệnh lúc giảm, lúc tăng, đôi khi kèm theo sốt cao và thường dễ bị viêm tai giữa.
  • Chàm nội tạng: Thương tổn bị biến đổi, mịn nước chuyển thành sẩn lẫn mụn nước, rải rác khắp người.
  • Chàm khô: Căn nguyên do cả bên ngoài lẫn bên trong: do hóa chất, do sinh vật, do nội tạng, ….

 

CÁC DẠNG BỆNH CHÍNH

Chàm tiếp xúc

Do các chất gây dị ứng ở môi trường bên ngoài cơ thể tiếp xúc trực tiếp với da, vì vậy vùng da bệnh sẽ có hình dạng của vật tiếp xúc (ví dụ: quai dép, dây đeo đồng hồ, nhẫn, …)

Nguyên nhân gây bệnh rất nhiều: Thường là thuốc bôi như kem Phenergan, thuốc dán, băng cá nhân, dầu gió xanh, đắp lá cây, …. Ngoài ra còn có quần áo, phấn son, .…

Đặc điểm của bệnh là mau lành nếu chấm dứt tiếp xúc với chất gây dị ứng, ngược lại sẽ tái phát nếu tiếp xúc lại với chất gây dị ứng.

Vì vậy trong điều trị bệnh, dứt khoát phải loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng.

Chàm thể tạng

Có tính gia đình, 70% bệnh nhân có người trong gia đình hay bản thân bị bệnh di ứng như hen, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng.

Chàm sữa

Xảy ra ở trẻ trong giai đoạn còn bú (< 2 tuổi), khởi phát từ những tháng tuổi đầu tiên (thường là tháng thứ ba).

Vị trí: ở mặt, hai má, đối xứng có thể lan ra da đầu, thân mình, tứ chi, nhưng bao giờ cũng chừa những lỗ thiên nhiên như mắt, mũi, miệng.

Khởi phát: Da đỏ, sau đó nổi mụn nước, rịn nước, đóng vảy và tróc vảy. Dễ bị nhiễm trùng. Bệnh thường biến mất trước 5 tuổi. Sau 5 tuổi mà chưa hết, bệnh sẽ chuyển thành chàm thể tạng ở người lớn.

Chàm thể tạng ở người lớn

70% trường hợp là do tiến triển tiếp tục của chàm sữa. Bệnh có đặc điểm:

  • Vị trí vùng da bệnh: Đối xứng, chủ yếu ở các nếp gấp hay mặt duỗi của tứ chí.
  • Bệnh tái phát đi tái phát lại nhiều lần.
  • Ngứa nhiều (móng tay bệnh nhân bóng loáng vì gãi)
  • Thường kèm da vảy cá ở 2 cẳng chân, khô da, vảy phấn trắng.

Tổ đỉa

Là một biến thể của bệnh chàm, đặc trưng bởi các mụn nước sâu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt bên các ngón và rất ngứa.

Chàm tiết bã nhờn:

Vị trí ở những vùng nhiều tuyến bã nhờn như da đầu, nếp sau tai, mặt, ngực (trên xương ức), lưng (giữa hai xương bả vai). Da đỏ, đóng vảy vàng nhạt.

Chàm dạng đồng tiền:

Da đỏ hình tròn hay bầu dục, đường kính vài centimet, nằm rải rác, thường số lượng nhiều. Trên đó, khi có mụn nước rải rác, khi đóng mày, phủ vảy mịn.

 

PHÒNG NGỪA

Bệnh chàm là một bệnh liên quan đến sức khỏe cộng đồng, cần chú ý đến vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu:

Ở những gia đình có cơ địa dị ứng

Trẻ con bú cần được bú sữa mẹ, nếu phải bú sữa ngoài thì nên dùng sữa thực vật (sữa đậu nành, prosobee).

Phải vệ sinh nhà cửa, mùng mền, ga gường, … để giảm bớt bụi, lông chó mèo.

Ở những người bị chàm tiếp xúc

Tránh tiếp xúc với các chất có mùi thơm, Neomycine, chất bảo quản, kim loại nhất là nickel (thường có trong nữ trang như bông tai, nhẫn, …).

 

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Đến với Phòng khám đông y gia truyền Lộc Xuân Đường, chúng tôi có phương thuốc gia truyền độc đáo đặc trị bệnh chàm, người bệnh sẽ được các lương y giỏi nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình chăm sóc, trực tiếp thăm, khám bệnh và điều trị.

Cơ sở 1: Phòng khám đông y gia truyền Lộc Xuân Đường tại địa chỉ: 226 Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1, TP Hồ Chí Minh, SĐT: 083.820.6269 - 0912.093.089, website: http://locxuanduong.com.vn - http://tribenhngoaida.org.

Cơ sở 2: Phòng khám đông y gia truyền Lộc Xuân Đường tại địa chỉ: 23 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương, SĐT: 03203.857.835 - 0907.681.312, website: http://locxuanduong.com.vn - http://tribenhngoaida.org.

Cơ sở 3: Phòng khám đông y gia truyền Phúc Thanh Đường tại địa chỉ: 52 Phùng Hưng, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, SĐT: 043.828.5564 - 0917.124.529, website: http://phucthanhduong.com.vn - http://dongygiatruyen.org.

Lưu ý:  Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

BÀi liên quan

Lang ben
Lang ben

Bệnh lang ben là một trong những bệnh ngoài da phổ biến, nhất là ở vùng nhiệt đới nóng ẩm như nước ta. Bệnh gặp chủ yếu ở người trẻ, ...

Nấm móng
Nấm móng

Bệnh nấm móng do nhiều chủng nấm gây nên và có thương tổn lâm sàng đa dạng. Việc chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm tìm ...

Sẩn ngứa
Sẩn ngứa

Sẩn ngứa là bệnh da thường gặp, do phản ứng viêm xuất tiết xuất hiện ở vùng lớp trung bì nông với sự thâm nhiễm của tế bào lympho và ...

Viêm da đầu
Viêm da đầu

Viêm da dầu là một bệnh da mạn tính. Thương tổn cơ bản là dát đỏ, giới hạn rõ, trên có vảy mỡ, khu trú ở vùng có nhiều tuyến ...

LỜI NGƯỜI BỆNH

Đặng Thị Thu - Q8, TPHCM

Viết mấy lời cảm ơn nhà thuốc, chúc nhà thuốc trị bệnh cho ai cũng đều khỏi bệnh. Chân thành cám ơn nhà thuốc.

Huỳnh Văn Chiến - TP Vũng Tàu

Tôi rất vui mừng viết lời cám ơn này lại cho nhà thuốc chúc các thầy thuốc luôn mạnh khỏe, gắng sức giúp dân khỏi các bệnh ngoài da như tôi. Nhà thuốc nên quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhiều người có bệnh biết đến điều trị. Lần nữa cảm ơn nhà thuốc đã điều trị cho tôi khỏi bệnh. Xin trân thành cảm ơn nhà thuốc.

Nguyễn Thị Ánh Tuyết - TPHCM

Cháu cám ơn chân thành nhất đến nhà thuốc, đã trị khỏi bệnh cho cháu.

Nguyễn Thị Hoa - Q. Gò Vấp, TP HCM

Từ khi được điều trị khỏi bệnh, tôi rất tự tin trong giao tiếp và chính tôi cũng đã giới thiệu cho nhiều người bị bệnh ngoài da tới nhà thuốc Đông y đặc trị các bệnh ngoài da ở 226 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Q1, Tp HCM để điều trị đều khỏi cả. Tôi còn được những người này cảm ơn tôi, tôi nghĩ mình đã làm được việc tốt cho những người bệnh.

Chúc các thầy thuốc luôn mạnh khỏe điều trị khỏi nhiều bệnh ngoài da như tôi.

Xin chân thành cảm ơn nhà thuốc.





  PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y GIA TRUYỀN    
  ĐẶC TRỊ CÁC BỆNH NGOÀI DA VÀ ĐA KHOA    
  LỘC XUÂN ĐƯỜNG
  Tất cả cho sức khỏe, sức khỏe cho tất cả
   
Cơ sở 1: 226 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh.                        ĐT: 083 820 6269 - 0912 093 089
Cơ sở 2: 23 Trần Hưng Đạo, P. Trần Hưng Đạo, TP. Hải Dương, Hải Dương.        ĐT: 03203 857 835 - 0907 681 312
Cơ sở 3: 52 Phùng Hưng, P. Hàng Bông, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.                     ĐT: 043 828 5564 - 0917 124 529
   
Giờ làm việc: Sáng từ 8h đến 11h, chiều từ 14h đến 17h và làm tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ và chủ nhật.

 

© 2016. Copyright by Đông y gia truyền Lộc Xuân Đường Theo dõi Đông y gia truyền Lộc Xuân Đường trên