Tin sức khỏe
Tin ngành Đông y
Tin Lộc Xuân Đường
Tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa là một thể eczema đặc biệt, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, rìa ngón tay, ngón chân. Bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố bên ngoài, bên trong, trên một cơ địa đặc biệt dễ bị dị ứng. Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20-40, nam nữ có tỷ lệ gần bằng nhau.
Bệnh tổ đỉa là một thể eczema đặc biệt, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, rìa ngón tay, ngón chân. Bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố bên ngoài, bên trong, trên một cơ địa đặc biệt dễ bị dị ứng. Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20-40, nam nữ có tỷ lệ gần bằng nhau.
TRIỆU CHỨNG
- Mụn nước màu trắng trong là triệu chứng chính, kích thước nhỏ khoảng 1mm, chắc, nằm sâu, khó vỡ, thường tập trung thành từng chùm hơi gồ trên mặt da. Đôi khi nhiều mụn nước kết thành tụ thành bóng nước lớn.
- Vị trí: 90% gặp ở lòng bàn tay và các rìa ngón tay, hoặc chỉ gặp một chỗ, lòng bàn chân và rìa ngón chân ít gặp hơn. Tổn thương thường đối xứng và bệnh thường không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.
- Bệnh thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi. Mụn nước của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khô, ít khi tự vỡ, để lại một điểm dày sưng, màu vàng đục, tróc da.
- Khi bị nhiễm khuẩn thì mụn nước hoặc bóng mước sẽ đục, sưng đỏ, thường kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận và người bệnh nóng sốt.
- Bệnh thường kéo dài khoảng 2-4 tuần, tróc vảy rồi lành, nhưng cũng hay tái phát làm ảnh hưởng đến lao động, học tập. Có người bệnh kéo dài dai dẳng nhiều năm, nếu để càng lâu, bệnh càng nặng.
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa rất phức tạp. Dước đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng dầu, mỡ, thuốc kháng sinh, xà bông thơm, xi măng, vôi, ….
- Do nhiễm khuẩn trong khi làm việc tiếp xúc với đất bẩn, nước bẩn, các đồ vật công cộng nhiễm khuẩn như tay vịn của xe.
- Dị ứng với nấm kẽ chân.
- Do tăng tiết mồ hôi tay chân liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm, làm việc trong môi trường nóng ẩm.
- Dị ứng do đồ ăn uống có hàm lượng chất phong nhiều.
NGƯỜI BỆNH CHÚ Ý
- Khi bị bệnh không nên ăn nhiều đồ ăn cay nóng có hàm lượng chất phong nhiều.
- Không nên ăn đồ nếp vì sẽ tạo mủ cương sưng dẫn đến chàm tổ đỉa bội nhiễm và bệnh sẽ nặng thêm.
- Bình thường khi chưa bị bệnh nên rửa tay bằng nước sạch và rửa kỹ, thấm khô.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Đến với Phòng khám đông y gia truyền Lộc Xuân Đường, chúng tôi có phương thuốc gia truyền độc đáo đặc trị bệnh tổ đỉa, người bệnh sẽ được các lương y giỏi nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình chăm sóc, trực tiếp thăm, khám bệnh và điều trị.
Cơ sở 1: Phòng khám đông y gia truyền Lộc Xuân Đường tại địa chỉ: 226 Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1, TP Hồ Chí Minh, SĐT: 083.820.6269 - 0912.093.089, website: http://locxuanduong.com.vn - http://tribenhngoaida.org.
Cơ sở 2: Phòng khám đông y gia truyền Lộc Xuân Đường tại địa chỉ: 23 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương, SĐT: 03203.857.835 - 0907.681.312, website: http://locxuanduong.com.vn - http://tribenhngoaida.org.
Cơ sở 3: Phòng khám đông y gia truyền Phúc Thanh Đường tại địa chỉ: 52 Phùng Hưng, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, SĐT: 043.828.5564 - 0917.124.529, website: http://phucthanhduong.com.vn - http://dongygiatruyen.org.
BÀi liên quan
Bệnh lang ben là một trong những bệnh ngoài da phổ biến, nhất là ở vùng nhiệt đới nóng ẩm như nước ta. Bệnh gặp chủ yếu ở người trẻ, ...
Bệnh nấm móng do nhiều chủng nấm gây nên và có thương tổn lâm sàng đa dạng. Việc chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm tìm ...
Bệnh á sừng là hiện tượng bệnh viêm da cơ địa dị ứng, rất thường gặp ở các vị trí như da đầu ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân, gót chân. ...
Bệnh zona là bệnh nhiễm trùng da với biểu hiện là các ban đỏ, mụn nước, bọng nước tập trung thành đám, thành chùm dọc theo đường phân bố của ...