Trứng cá

Trứng cá, khu vực miền Nam thường hay gọi là mụn mặt, viêm da mặt hay mụn trứng cá bọc.

 

Trứng cá ngoài da, khu vực miền Nam thường hay gọi là mụn mặt, viêm da mặt hay mụn trứng cá bọc.

Trứng cá (acne) là bệnh da thông thường, gây nên do tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã.

Bệnh biểu hiện bằng nhiều loại tổn thương khác nhau như mụn cám, sẩn, sẩn viêm, mụn mủ, mụn bọc, nang, ... khu trú ở vị trí tiết nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực.

Khoảng 80% trường hợp trứng cá gặp ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt giai đoạn dậy thì.

Trứng cá không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tuy nhiên, do tồn tại dai dẳng, mụn, sẩn hay sẹo lồi, sẹo lõm ở vùng mặt ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống người bệnh.

 

NGUYÊN NHÂN

Mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của 3 yếu tố chính. Đó là tăng sản xuất chất bã, sừng hóa cổ nang lông và vai trò của vi khuẩn Propionibacterium acnes.

Tăng tiết chất bã

Tuyến bã chịu sự điều tiết hoạt động của các hormon, đặc biệt là hormon sinh dục nam, các hormon này kích thích tuyến bã hoạt động và phát triển thể tích làm tăng bài tiết chất bã lên nhiều lần.

Sừng hóa cổ nang lông

Cổ nang lông tuyến bã bị sừng hóa làm ống bài xuất tuyến bã bị hẹp lại, chất bã không thoát ra ngoài được nên bị ứ đọng lại trong lòng tuyến bã, lâu ngày bị cô đặc lại hình thành nhân trứng cá.

Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes)

Bình thường P. acnes cư trú ở da một cách vô hại. Khi các lỗ nang lông bị ứ lại, các chất bã và tế bào chết sẽ tạo nên môi trường kỵ khí và P. acnes có thể phát triển, trở nên gây bệnh.

Một số yếu tố khác liên quan đến hình thành mụn trứng cá

  • Tuổi: trứng cá thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, 90% trường hợp ở lứa tuổi 13-19, sau đó bệnh giảm dần, nhưng trứng cá có thể bắt đầu ở tuổi 20-30 hoặc muộn hơn, thậm chí tới tuổi 50-59.
  • Giới: bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ nữ/nam gần bằng 2/1, nhưng bệnh ở nam thường nặng hơn ở nữ.
  • Yếu tố gia đình: có ảnh hưởng rõ rệt đến bệnh trứng cá. Theo Goulden, cứ 100 bệnh nhân bị trứng cá thì 50% có tiền sử gia đình.
  • Yếu tố thời tiết, chủng tộc: khí hậu nóng ẩm, hanh khô liên quan đến bệnh trứng cá; người da trắng và da vàng bị bệnh trứng cá nhiều hơn người da đen.
  • Yếu tố nghề nghiệp: khi tiếp xúc với dầu mỡ, với ánh nắng nhiều, … làm tăng khả năng bị bệnh.
  • Yếu tố stress: có thể gây nên bệnh hoặc làm tăng nặng bệnh trứng cá.
  • Chế độ ăn: một số thức ăn có thể làm tăng bệnh trứng cá như sô-cô-la, đường, bơ, cà phê, .…
  • Các bệnh nội tiết: một số bệnh như Cushing, bệnh cường giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang, … làm tăng trứng cá.
  • Thuốc: một số thuốc làm tăng trứng cá, trong đó thường gặp là corticoid, isoniazid, thuốc có nhóm halogen, androgen (testosteron), lithium, .…
  • Một số nguyên nhân tại chỗ: vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng phương pháp và lạm dụng mỹ phẩm làm ảnh hưởng đến bệnh trứng cá.

 

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Trứng cá thể thông thường

Là hình thái thường gặp nhất của trứng cá với các thương tổn rất đa dạng như sau:

  • Bắt đầu từ tuổi dậy thì, trên nền da nhờn xuất hiện các tổn thương nhân trứng cá (comedon) hay mụn đầu đen do chất bã bài tiết và tế bào biểu mô cô đặc lại. Sau đó, tùy mức độ viêm nhiều hay ít, nông hoặc sâu mà có các tổn thương như mụn đầu đen, đầu trắng, sẩn, mụn mủ, mụn bọc hay ổ áp xe.
  • Vị trí thường gặp là ở mặt, trán, cằm, má, phần trên lưng, trước ngực; ít khi xuống quá thắt lưng.

Các thể lâm sàng trứng cá nặng

  • Trứng cá dạng cục, dạng kén: hay gặp ở nam. Tổn thương sâu hơn trứng cá thường và hình thành các kén có nguồn gốc nang lông. Vị trí thường gặp là mặt, cổ, xung quanh tai.
  • Trứng cá bọc (acne conglobata): là loại trứng cá mủ mạn tính, dai dẳng. Bắt đầu ở tuổi thiếu niên, có tổn thương dạng cục, hay để lại lỗ dò, luôn luôn để lại sẹo lõm.
  • Trứng cá tối cấp (còn gọi là trứng cá bọc cấp tính, trứng cá có sốt và loét): bệnh xảy ra đột ngột với sốt, mệt mỏi, tăng bạch cầu đa nhân, hồng ban nút và các tổn thương trứng cá.

Các thể lâm sàng khác

  • Trứng cá trẻ sơ sinh: xảy ra trong tháng đầu của trẻ sơ sinh. Tổn thương sẩn bằng đầu ghim ở tháp mũi, má, trán. Tồn tại 5-7 ngày.
  • Trứng cá do thuốc: do thuốc nội tiết, Azathioprin, thuốc có iod, thuốc tránh thai. Corticoid có thể gây trứng cá ở mặt, lưng, phía ngoài 2 cánh tay, thương tổn không có nhân.
  • Trứng cá muộn ở phụ nữ: gặp ở phụ nữ từ 30-40 tuổi, nguyên nhân do cường nội tiết sinh dục (nhất là buồng trứng), thường kèm theo rụng tóc.
  • Trứng cá do hóa chất: do mỹ phẩm, do các chất halogen (clor, brom, iod), do xăng, dầu (còn gọi trứng cá hạt dầu: thường ở vùng mu bàn tay, cẳng tay, không có nhân).

Tóm lại

Bệnh trứng cá ngoài da phát nhiều ở da mặt, hai bên cằm, trán và má, lan xuống lưng, hai bả vai và ngực.

Bệnh khu trú ở nơi có nhiều mồ hôi, nhất là những người có mồ hôi nhờn (tuyến bã nhờn nhiều).

Bệnh nặng thậm chí cương sưng, mưng mủ, da tấy đỏ, đau rát, lúc nào da cũng nóng, thậm chí rửa mặt thấy rất đau và rát. Những mụn này làm sần sủi, xấu, mất tự tin trong giao tiếp.

Nếu là nữ, nhiều trường hợp nguyên nhân do rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ra rất nhiều và nhiều lần trong tháng, màu có thể nhợt nhạt như máu cá, có thể ra rất ít và nhiều tháng mới ra lại, màu có thể thâm đen thành cục đen.

 

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào lâm sàng: mụn cám, sẩn, mụn mủ, mụn bọc, nang, tập trung chủ yếu ở vùng tiết nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực; ít khi xuống quá thắt lưng.

Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm nang lông.
  • Giang mai II dạng trứng cá.
  • Dày sừng quanh nang lông.
  • Á lao sẩn hoại tử.

Phân độ trứng cá

Theo Karen McCoy (2008), bệnh trứng cá chia thành ba mức độ sau:

  • Mức độ nhẹ: dưới 20 tổn thương không viêm, hoặc dưới 15 tổn thương viêm hoặc tổng số lượng tổn thương dưới 30.
  • Mức độ vừa: có 20-100 tổn thương không viêm hoặc 15- 50 tổn thương viêm, hoặc 20-125 tổng tổn thương.
  • Mức độ nặng: trên 5 nang, cục hoặc trên 100 tổn thương không viêm, hoặc tổng tổn thương viêm trên 50 hoặc trên 125 tổng tổn thương.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Đến với Phòng khám đông y gia truyền Lộc Xuân Đường, chúng tôi có phương thuốc gia truyền độc đáo đặc trị bệnh trứng cá, người bệnh sẽ được các lương y giỏi nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình chăm sóc, trực tiếp thăm, khám bệnh và điều trị.

Cơ sở 1: Phòng khám đông y gia truyền Lộc Xuân Đường tại địa chỉ: 226 Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1, TP Hồ Chí Minh, SĐT: 083.820.6269 - 0912.093.089, website: http://locxuanduong.com.vn - http://tribenhngoaida.org.

Cơ sở 2: Phòng khám đông y gia truyền Lộc Xuân Đường tại địa chỉ: 23 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương, SĐT: 03203.857.835 - 0907.681.312, website: http://locxuanduong.com.vn - http://tribenhngoaida.org.

Cơ sở 3: Phòng khám đông y gia truyền Phúc Thanh Đường tại địa chỉ: 52 Phùng Hưng, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, SĐT: 043.828.5564 - 0917.124.529, website: http://phucthanhduong.com.vn - http://dongygiatruyen.org.

NGƯỜI BỆNH CHÚ Ý

  • Người bệnh nên đến thăm khám tại Phòng khám đông y gia truyền Lộc Xuân Đường để được khám và tư vấn bệnh miễn phí và hướng dẫn chi tiết cách kiêng cữ, cách xông da mặt và tắm rửa.
  • Người bệnh nên rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch và rửa kỹ nhiều nước.
  • Không nên tiếp xúc hoặc ở nơi có môi trường ô nhiễm.
  • Không ăn đồ nếp vì sẽ tạo mủ cương sưng hơn.
  • Không ăn đồ ăn cay, nóng, đồ ăn có nhiều dầu, mỡ.
  • Tuyệt đối không nên nặn, bóp mụn vì khi ta nặn bóp mụn, sẽ tạo cho da mặt những thẹo lồi lõm làm da mặt như tổ ong.
  • Không nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt có hàm lượng xút cao.

Lưu ý:  Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

BÀi liên quan

Chàm mạn tính
Chàm mạn tính

Bệnh chàm mạn tính hay còn gọi là chàm eczema hay viêm da thần kinh. ...

Bạch biến
Bạch biến

Bạch biến là một bệnh da do rối loạn sắc tố với các đám da giảm hoặc mất sắc tố có thể gặp ở mọi vị trí trên cơ thể ...

Viêm da đầu
Viêm da đầu

Viêm da dầu là một bệnh da mạn tính. Thương tổn cơ bản là dát đỏ, giới hạn rõ, trên có vảy mỡ, khu trú ở vùng có nhiều tuyến ...

Bệnh viêm da chàm
Bệnh viêm da chàm

Chàm (eczema) là bệnh da liễu mãn tính hay còn được hiểu là tình trạng viêm da có tính dai dẳng. Ở thể nhẹ chàm nhẹ sẽ khiến cho da bị khô, ngứa đối với ...

LỜI NGƯỜI BỆNH

Đặng Thị Thu - Q8, TPHCM

Viết mấy lời cảm ơn nhà thuốc, chúc nhà thuốc trị bệnh cho ai cũng đều khỏi bệnh. Chân thành cám ơn nhà thuốc.

Huỳnh Văn Chiến - TP Vũng Tàu

Tôi rất vui mừng viết lời cám ơn này lại cho nhà thuốc chúc các thầy thuốc luôn mạnh khỏe, gắng sức giúp dân khỏi các bệnh ngoài da như tôi. Nhà thuốc nên quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhiều người có bệnh biết đến điều trị. Lần nữa cảm ơn nhà thuốc đã điều trị cho tôi khỏi bệnh. Xin trân thành cảm ơn nhà thuốc.

Nguyễn Thị Ánh Tuyết - TPHCM

Cháu cám ơn chân thành nhất đến nhà thuốc, đã trị khỏi bệnh cho cháu.

Nguyễn Thị Hoa - Q. Gò Vấp, TP HCM

Từ khi được điều trị khỏi bệnh, tôi rất tự tin trong giao tiếp và chính tôi cũng đã giới thiệu cho nhiều người bị bệnh ngoài da tới nhà thuốc Đông y đặc trị các bệnh ngoài da ở 226 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Q1, Tp HCM để điều trị đều khỏi cả. Tôi còn được những người này cảm ơn tôi, tôi nghĩ mình đã làm được việc tốt cho những người bệnh.

Chúc các thầy thuốc luôn mạnh khỏe điều trị khỏi nhiều bệnh ngoài da như tôi.

Xin chân thành cảm ơn nhà thuốc.





  PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y GIA TRUYỀN    
  ĐẶC TRỊ CÁC BỆNH NGOÀI DA VÀ ĐA KHOA    
  LỘC XUÂN ĐƯỜNG
  Tất cả cho sức khỏe, sức khỏe cho tất cả
   
Cơ sở 1: 226 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh.                        ĐT: 083 820 6269 - 0912 093 089
Cơ sở 2: 23 Trần Hưng Đạo, P. Trần Hưng Đạo, TP. Hải Dương, Hải Dương.        ĐT: 03203 857 835 - 0907 681 312
Cơ sở 3: 52 Phùng Hưng, P. Hàng Bông, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.                     ĐT: 043 828 5564 - 0917 124 529
   
Giờ làm việc: Sáng từ 8h đến 11h, chiều từ 14h đến 17h và làm tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ và chủ nhật.

 

© 2016. Copyright by Đông y gia truyền Lộc Xuân Đường Theo dõi Đông y gia truyền Lộc Xuân Đường trên