Mày đay

Mày đay bệnh da phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, dễ nhận biết nhưng rất khó tìm được nguyên nhân chính xác.

 

Mày đay là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây nên phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì.

Cơ chế phức tạp, đa số là thông qua kháng thể IgE; trong đó có vai trò quan trọng của các chất trung gian hóa học, nhất là histamin.

Là bệnh da phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, dễ nhận biết nhưng rất khó tìm được nguyên nhân chính xác.

 

NGUYÊN NHÂN

Căn nguyên gây bệnh mày đay rất phức tạp. Trên cùng một người bệnh, có thể có một hoặc nhiều căn nguyên gây mày đay cùng kết hợp. Dưới đây là một số căn nguyên thường gặp:

Mày đay thông thường

Do thức ăn

Có nhiều thức ăn nguồn gốc động vật, thực vật có thể gây nổi mày đay. Những thức ăn thường gặp là sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, sô-cô-la, đồ uống lên men (rượu, bia), cà chua, cải xoong, đồ hộp, dưa chuột, khoai tây. Những thức ăn “thông thường nhất”, “lành nhất” cũng có thể gây mày đay.

Do thuốc

  • Trong nhiều trường hợp, thuốc là nguyên nhân chính gây mày đay. Tất cả các loại thuốc và các đường đưa thuốc vào cơ thể đều có thể gây mày đay.
  • Thường gặp nhất là nhóm bêta-lactam, sau đó là nhóm cyclin, macrolid, chloramphenicol. Các thuốc chống viêm không steroid; các vitamin; các loại vắcxin, huyết thanh; thuốc chống sốt rét; thuốc ức chế men chuyển đều có thể gây mày đay.
  • Các thuốc chống dị ứng như glucocorticoid, prednisolon, dexamethason, các kháng histamin tổng hợp như clarytin, theralen, … cũng gây mày đay.
  • Mày đay do thuốc thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc hoặc sau dùng thuốc vài ngày, có thể đơn thuần hay kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch.

Do nọc độc: mày đay có thể xuất hiện do tăng mẫn cảm với các vết đốt của một số côn trùng như muỗi, mòng, bọ chét, ong, kiến, sâu bọ.

Do tác nhân đường hô hấp: mày đay có thể xuất hiện khi người bệnh hít phải các chất gây dị ứng như rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, bụi kho, lông vũ, khói thuốc, men mốc.

Do nhiễm trùng: mày đay có thể gây nên do nhiễm virút như viêm gan siêu vi B, C; nhiễm vi khuẩn ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, tiết niệu sinh dục, nhiễm ký sinh trùng đường ruột hay nhiễm nấm Candida ở da, nội tạng.

Do tiếp xúc với chất hữu cơ hay hóa học: mày đay có thể xuất hiện do tiếp xúc với các loại mỹ phẩm, son, phấn, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay, móng chân, xà phòng, …. Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm cũng có thể gây mày đay.

Mày đay vật lý

Mày đay xuất hiện do các yếu tố vật lý từ bên ngoài, thường do cơ chế không dị ứng, chiếm hơn 50% các trường hợp mày đay mạn tính, bao gồm:

  • Chứng da vẽ nổi.
  • Mày đay do vận động xúc cảm như khi mệt nhọc, gắng sức, stress.
  • Mày đay do chèn ép, do rung động.
  • Mày đay do quá lạnh, do quá nóng, do ánh sáng mặt trời, do nước.
  • Mày đay do thay đổi thời tiết thất thường.

Mày đay do các bệnh hệ thống

Mày đay có thể xuất hiện do người bệnh mắc bệnh toàn thân như:

  • Bệnh chất tạo keo: lupus ban đỏ.
  • Viêm mạch.
  • Bệnh nội tiết: tiểu đường, cường giáp.
  • Bệnh ung thư.

Mày đay do di truyền

Khoảng 50-60% các trường hợp mày đay liên quan đến yếu tố này. Nếu chỉ mẹ hoặc bố bị mày đay thì khoảng 25% con cũng bị bệnh này. Nếu cả hai bố mẹ bị mày đay thì tỷ lệ lên đến 50%.

Mày đay tự phát (vô căn)

Là mày đay không tìm ra nguyên nhân, chiếm khoảng 50% các trường hợp.

 

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng

  • Thương tổn cơ bản: là các sẩn phù kích thước to nhỏ khác nhau xuất hiện ở bất kì vùng da nào trên cơ thể. Sẩn phù hơi nổi cao trên mặt da, màu sắc hơi đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh. Kích thước và hình dáng của các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, xuất hiện nhanh, mất đi nhanh.
  • Phân bố: có thể khu trú hoặc lan rộng toàn thân.
  • Ở vùng tổ chức lỏng lẻo như mi mắt, môi, sinh dục ngoài, ... các ban đỏ, sẩn phù xuất hiện đột ngột làm sưng to cả một vùng, còn gọi là phù mạch hay phù Quincke. Nếu phù Quincke ở thanh quản hay ống tiêu hóa sẽ gây nên bệnh lí nặng như khó thở nặng, đi ngoài phân lỏng, đau bụng quặn, tụt huyết áp, rối loạn tim mạch hay sốc phản vệ thực sự.
  • Cơ năng: đa số trường hợp mày đay rất ngứa, càng gãi càng ngứa và nổi thêm nhiều sẩn khác. Tuy nhiên, có trường hợp chỉ là cảm giác châm chích hoặc rát bỏng.

Tiến triển: sau vài phút hoặc vài giờ thì các sẩn phù lặn mất, không để lại dấu vết gì trên da. Bệnh mày đay tái phát từng đợt. Theo tiến triển, mày đay được chia thành 2 loại:

  • Mày đay cấp: là phản ứng tức thì xảy ra trong vòng 24 giờ, có thể kéo dài đến 6 tuần.
  • Mày đay mạn: là mày đay tồn tại trên 6 tuần, có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm. Bệnh xảy ra với bất cứ người nào, nhưng thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 40-60, hầu hết các trường hợp (80-90%) không rõ căn nguyên.

Cận lâm sàng

Mày đay được chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Có một số xét nghiệm giúp chẩn đoán nguyên nhân mày đay.

  • Công thức máu: xác định số lượng bạch cầu đa nhân ái toan, nếu có tăng gợi ý bệnh dị ứng hoặc do ký sinh trùng; số lượng bạch cầu giảm trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Thử nghiệm lẩy da (prick test) với dị nguyên nghi ngờ (mạt bụi nhà, phấn hoa, …).
  • Thử nghiệm áp da (patch test) với dị nguyên nghi ngờ.
  • Sinh thiết da nếu mày đay kéo dài và giúp xác định viêm mao mạch.
  • Định lượng kháng nguyên đặc hiệu loại IgE theo công nghệ MAST CLA 1 (còn gọi là test 36 dị nguyên). 

Chẩn đoán phân biệt

  • Chứng da vẽ nổi: là những vết lằn màu hồng sau đó chuyển màu trắng, xuất hiện tại nơi có một vật đầu tù chà sát trên da, thường không ngứa.
  • Viêm mạch mày đay: sẩn phù kéo dài hơn 24 giờ, tổn thương thường mềm, ngứa ít. Đáp ứng kém với kháng histamin.
  • Phù Quincke: sẩn phù xuất hiện ở những vị trí tổ chức lỏng lẻo như đầu chi, mi mắt, môi, sinh dục, các khớp. Màu sắc tổn thương không thay đổi so với da bình thường.
  • Ngoài ra, cần phân biệt với hồng ban đa dạng, phản ứng do côn trùng đốt.

 

TÓM LẠI

  • Do chức năng lọc của gan kém và sự nhạy cảm của từng người.
  • Dị ứng hay dân gian gọi là dị ứng mề đay, nổi mề đay, đông y gọi là Phong hàn.

 

NGƯỜI BỆNH CHÚ Ý

  • Không nên tắm nước lạnh
  • Khi bệnh phát không nên dùng quạt hoặc cởi trần.
  • Những loại đồ ăn thường gây nên dị ứng tạm thời chưa ăn vội.
  • Nên bố trí chỗ làm việc, chỗ ở sạch và thông thoáng, đủ ánh sáng.
  • Những cây trồng, vật nuôi gây nên dị ứng tạm thời phải cách ly.

Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Đến với Phòng khám đông y gia truyền Lộc Xuân Đường, chúng tôi có phương thuốc gia truyền độc đáo đặc trị bệnh mày đay, người bệnh sẽ được các lương y giỏi nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình chăm sóc, trực tiếp thăm, khám bệnh và điều trị.

Cơ sở 1: Phòng khám đông y gia truyền Lộc Xuân Đường tại địa chỉ: 226 Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1, TP Hồ Chí Minh, SĐT: 083.820.6269 - 0912.093.089, website: http://locxuanduong.com.vn - http://tribenhngoaida.org.

Cơ sở 2: Phòng khám đông y gia truyền Lộc Xuân Đường tại địa chỉ: 23 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương, SĐT: 03203.857.835 - 0907.681.312, website: http://locxuanduong.com.vn - http://tribenhngoaida.org.

Cơ sở 3: Phòng khám đông y gia truyền Phúc Thanh Đường tại địa chỉ: 52 Phùng Hưng, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, SĐT: 043.828.5564 - 0917.124.529, website: http://phucthanhduong.com.vn - http://dongygiatruyen.org.

Lưu ý:  Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

BÀi liên quan

Chàm mạn tính
Chàm mạn tính

Bệnh chàm mạn tính hay còn gọi là chàm eczema hay viêm da thần kinh. ...

Vẩy nến
Vẩy nến

Vảy nến là bệnh mạn tính, tiến triển từng đợt, dai dẳng, căn nguyên của bệnh chưa rõ. Bệnh thường gặp ở Việt Nam và các nước trên thế giới. ...

Zona ( Bệnh Giời Leo )
Zona ( Bệnh Giời Leo )

Bệnh zona là bệnh nhiễm trùng da với biểu hiện là các ban đỏ, mụn nước, bọng nước tập trung thành đám, thành chùm dọc theo đường phân bố của ...

Bệnh sỏi mật
Bệnh sỏi mật

Sỏi mật là một chứng bệnh mà cơ thể hình thành những viên sỏi trong đường mật của đường tiêu hóa, bệnh sỏi mật theo thống kê y tế có tình phổ biến cao ở ...

LỜI NGƯỜI BỆNH

Đặng Thị Thu - Q8, TPHCM

Viết mấy lời cảm ơn nhà thuốc, chúc nhà thuốc trị bệnh cho ai cũng đều khỏi bệnh. Chân thành cám ơn nhà thuốc.

Huỳnh Văn Chiến - TP Vũng Tàu

Tôi rất vui mừng viết lời cám ơn này lại cho nhà thuốc chúc các thầy thuốc luôn mạnh khỏe, gắng sức giúp dân khỏi các bệnh ngoài da như tôi. Nhà thuốc nên quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhiều người có bệnh biết đến điều trị. Lần nữa cảm ơn nhà thuốc đã điều trị cho tôi khỏi bệnh. Xin trân thành cảm ơn nhà thuốc.

Nguyễn Thị Ánh Tuyết - TPHCM

Cháu cám ơn chân thành nhất đến nhà thuốc, đã trị khỏi bệnh cho cháu.

Nguyễn Thị Hoa - Q. Gò Vấp, TP HCM

Từ khi được điều trị khỏi bệnh, tôi rất tự tin trong giao tiếp và chính tôi cũng đã giới thiệu cho nhiều người bị bệnh ngoài da tới nhà thuốc Đông y đặc trị các bệnh ngoài da ở 226 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Q1, Tp HCM để điều trị đều khỏi cả. Tôi còn được những người này cảm ơn tôi, tôi nghĩ mình đã làm được việc tốt cho những người bệnh.

Chúc các thầy thuốc luôn mạnh khỏe điều trị khỏi nhiều bệnh ngoài da như tôi.

Xin chân thành cảm ơn nhà thuốc.





  PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y GIA TRUYỀN    
  ĐẶC TRỊ CÁC BỆNH NGOÀI DA VÀ ĐA KHOA    
  LỘC XUÂN ĐƯỜNG
  Tất cả cho sức khỏe, sức khỏe cho tất cả
   
Cơ sở 1: 226 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh.                        ĐT: 083 820 6269 - 0912 093 089
Cơ sở 2: 23 Trần Hưng Đạo, P. Trần Hưng Đạo, TP. Hải Dương, Hải Dương.        ĐT: 03203 857 835 - 0907 681 312
Cơ sở 3: 52 Phùng Hưng, P. Hàng Bông, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.                     ĐT: 043 828 5564 - 0917 124 529
   
Giờ làm việc: Sáng từ 8h đến 11h, chiều từ 14h đến 17h và làm tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ và chủ nhật.

 

© 2016. Copyright by Đông y gia truyền Lộc Xuân Đường Theo dõi Đông y gia truyền Lộc Xuân Đường trên