Tin sức khỏe
Tin ngành Đông y
Tin Lộc Xuân Đường
Bệnh cơ xương khớp vào mùa mưa
Cùng với mùa mưa, lũ, gió lạnh, chuyển mùa...thời tiết chuyển lạnh khiến các mạch máu ngoại vi co lại và làm giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, khớp gây các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng gáy, thắt lưng.
Bệnh lý thoái hóa khớp
Cùng với mùa mưa, lũ, gió lạnh, chuyển mùa...thời tiết chuyển lạnh khiến các mạch máu ngoại vi co lại và làm giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, khớp gây các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng gáy, thắt lưng.
Hơn 90% bệnh nhân đến khám tại khoa chấn thương chỉnh hình, bệnh viện đại học Y Dược TP.HCM luôn than phiền về bệnh đau khớp, thường gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Trong đó triệu chứng đau là hậu quả của quá trình viêm khớp, thoái hóa khớp. Người bệnh luôn cảm thấy đau nhức ở các khớp như ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai hay khớp háng. Không những đau, các khớp còn bị sưng, khó hoạt động đặc biệt là sáng sớm trời lạnh. Dĩ nhiên, thoái hóa khớp không phân biệt vùng miền, nhưng thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh nhiều hơn nam giới, những người đã và lao động cực nhọc thì càng dễ mắc bệnh lý này.
Điều trị cho những loại đau nhức khớp này có 2 phương pháp. Thứ nhất là điều trị không cần thuốc: nghỉ ngơi hợp lý, chườm đá vùng sưng viêm, tập vật lý trị liệu lý lại chức năng. Thứ hai có thể kết hợp với dùng thuốc nếu đau nhiều như: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, giảm co cứng cơ. Tuy nhiên, dùng thuốc có thể bị tác dụng phụ của thuốc như tăng men gan, đau dạ dày hay chóng mặt lừ đừ...
Lời khuyên tốt nhất cho mọi người đề phòng bệnh này trong mùa mưa đó là bạn nên luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích với sức khỏe con người và cực kỳ công hiệu trong công việc giảm đau nhức. Ngoài ra, bạn cần thiết kế cho bản thân một chế độ ăn hợp lý: thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi, uống thật nhiều nước để duy trì độ trơn tru giữa các khớp, 2 ly sữ mỗi ngày và mỗi tuần ăn hai bữa tôm cua để phòng tránh loãng xương, một nguyên nhân thường đi kèm thoái hóa khớp gây đau nhức.
BỆNH LÝ DO TÉ NGÃ Ở NGƯỜI LỚN TUỔI
Nền hay sàn nhà ẩm ướt, trơn trượt là một yếu tố nguy hiểm dẫn đến nguy cơ té ngã cho người lớn tuổi. Thềm nhà, bậc tam cấp, nhà vệ sinh, cầu thang...là những nơi cúng tôi thường ghi nhận khi các cụ ông cụ bà bị gãy cổ xương đùi nhập viện. Người lớn tuổi thường chức năng đi đứng đã bị ảnh hưởng nhiều bởi tuổi tác, bệnh nội khoa vốn có, thêm vào đó sự bất cẩn của người nhà cũng như sự chủ quan ỷ lại của chính bệnh nhân mà chúng tôi đã tiếp nhận: gãy đầu dưới xương quay, gãy đầu trên xương, cánh tay, gãy mắt cá, gãy xẹp cột sống ngực thắt lưng...ngoài vùng gãy xương đùi đã đề cập trên.
Tùy theo loại chấn thương, cũng như mức độ và tình trạng sức khỏe nội khoa mà chúng tôi có thể xem xét phẫu thuật hay điều trị bảo tồn: bó bột, nằm tại giường...
Phòng bệnh hơn chữa bệnh: làm khô ngay khi ướt, không để người già đi một mình lên xuống cầu thang hay bậc thềm, đối với đối tượng nguy cơ cao nên đi vệ sinh tại giường vào ban đêm hay có người nhà đi cùng, cắt ngắn gấu quần dài, chuẩn bị dép đi trong nhà không quá trơn, đi lại bằng khung hoặc gậy nạng để trợ giúp...
BÀi liên quan
Trong mướp đắng có chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin C, proten, lipit, kali, sắt,… giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, hơn nữa, ...
Ăn chay hiện là một xu hướng của nhiều người hiện nay muốn bảo vệ sức khỏe. Người ta ăn chay vì nhiều lý do khác nhau, có người ăn ...
Viêm âm đạo là bệnh viêm nhiễm ở vùng âm đạo. Bệnh gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, gây ngứa ngáy, khó chịu cho chị em ...
Nước ép lá bạc hà còn dưỡng ẩm cho da. Các chuyên gia cho biết uống nước ép này còn ngừa mụn đậu đen hay mụn cám và mụn nhọt. ...